Studio Taste Space lấy cảm hứng từ phong cách điện ảnh Retro-futuristic để tạo một không gian nội thất cổ điển với những biểu tượng thời đại đặc trưng cho quán bar 4th Wall tại Thái Lan
Thông tin công trình
- Địa điểm: 828 Soi Langsuan, Khwaeng Lumphini, Pathum Wan, Krung Thep Maha Nakhon 10330, Thái Lan
- Nhà thiết kế: Taste Space
- Khách hàng: Tập đoàn Foodie Collection
- Diện tích sàn: 97 ㎡
- Hoàn thành: 2023
Quán bar 4th Wall tại Bangkok do studio Taste Space thiết kế, nơi đây gây ấn tượng bởi không gian nội thất hoài niệm thời kỳ điện ảnh hoàng kim những năm 1960, hình dung tương lai dưới lăng kính của một thời đại đã qua. Phong cách của những nhà thiết kế Thái đều nhìn vào quá khứ và cả tương lai do đó về cách bài trí, hình dáng, màu sắc và vật liệu của không gian đều đan xen giữa phong cách hiện đại và hậu hiện đại tạo nên sự kết hợp viễn tưởng-hoài cổ (retro-futuristic).
[Nghệ thuật] Retro-futuristic (hay retro-future): “viễn tưởng-hoài cổ” là thuật ngữ dùng để chỉ một xu hướng sáng tạo nghệ thuật, trong đó, thể hiện sự miêu tả về tương lai với phong cách chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quá khứ. Do đó, đặc trưng của retro-futuristic là sự pha trộn, giao thoa của công nghệ hiện đại và gu thẩm mỹ hoài cổ.
Ý tưởng cho quán bar được lấy từ 4 yếu tố cảm hứng của 4 phong cách thiết kế Bauhaus-Modern-Brutalism-Postmodern để định hình cho không gian đặc trưng theo một phong cách nhất quán là retro-futuristic và từ đó đặt cho quán này cái tên đặc biệt là 4th Wall.
Bên trong, quầy bar mở được đặt ở vị trí trung tâm thay cho lời chào đón nồng nhiệt, khuyến khích khách hàng trò chuyện và tương tác với các bartender.
Sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc thô mộc và hậu hiện đại với các hình dạng nguyên bản của tivi cũ như khung kính cong, cột dọc… thể hiện góc nhìn sống động về các biểu tượng mang tính thẩm mỹ trong thời đại cũ.
Bảng màu vật liệu rực rỡ: xanh, cam tương phản với lớp hoàn thiện thô sơ của bê tông kết cấu, tạo nên bầu không khí vừa tươi vui vừa cuốn hút. Đặc biệt, để duy trì thẩm mỹ nhất quán và truyền tải cảm giác chân thực, hệ thống bóng đèn phủ crom tại quầy bar được chế tác riêng. Kính acrylic và kính màu được tích hợp xung quanh giúp tăng cường hiệu quả chiếu sáng, góp phần lan tỏa hơi thở cổ điển khắp không gian.
Dọc theo các bức tường, những chiếc cửa sổ được thiết kế theo hình mẫu tivi cổ điển có độ cong và độ bóng cao – tượng trưng cho việc sử dụng nhựa phổ biến của thời đại trước, khiến hành trình xuyên thời gian trở nên trực quan, sinh động.
Khách hàng bước vào hành lang như đi vào một cỗ máy thời gian quay về những năm 1960, vì hiệu ứng ánh sáng nơi đây góp phần làm nên không gian cho ta như đắm chìm vào sự gợi nhớ đến rạp chiếu phim cũ thời xưa.
Như vậy, qua việc pha trộn các yếu tố thiết kế Bauhaus-Modern-Brutalism-Postmodern và kết hợp với tinh thần trẻ trung thời đại đã giúp quán bar 4th Wall trở thành giao điểm hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới, truyền tải trải nghiệm thập niên 60 qua màu sắc và hình dáng đương đại mới mẻ.
Biên tập: Ngọc Hương | Nguồn: designboom
https://interiordaily.vn/2024/03/31/quan-bar-4th-wall-voi-noi-that-mang-hoi-huong-dien-anh-cua-nhung-nam-1960-taste-space/?feed_id=4499&_unique_id=66093ec160525
Comments
Post a Comment