14 dự án thiết kế sinh viên tiêu biểu của Trường Nghệ thuật và Thiết kế Lucerne

14 đồ án sinh viên nổi bật được Trường Nghệ thuật và Thiết kế Lucerne giới thiệu hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững SDGs (Sustainable Development Goals).

Trường học: Trường nghệ thuật và thiết kế  Lucerne.

Khoá học: Cử nhân thiết kế vật dụng

Đại diện nhà trường cho biết: "Bằng các sản phẩm của mình, các nhà thiết kế sẽ định hình cách người tiêu dùng sẽ nhận biết, lựa chọn, sử dụng, đánh giá và tái sử dụng các sản phẩm trong tương lai. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng tác dụng phụ của công nghiệp hóa đang cản trở một tương lai đáng sống. Đây là một hành động cân bằng mà chúng ta phải đối mặt: chu kỳ nguyên liệu và tái sử dụng, liên kết thông minh giữa công nghệ kỹ thuật số với nghề thủ công, sản xuất trong khu vực, liên minh, hợp tác liên ngành và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là hành vi tiêu dùng có trách nhiệm. Và đó cũng là trách nhiệm của các nhà thiết kế vật dụng”. 

1.Ghế sofa Mo

Sinh viên: Jeanne Blatter 

Người hướng dẫn: Monica Gaspar và Florian Hauswirth

Kiểu dáng của ghế sofa có mặt khắp nơi, vật liệu chuyên sâu và dựa trên dầu mỏ. Nó không chỉ thể hiện ý tưởng về sự tiện dụng khi ngồi mà còn thể hiện một trạng thái tinh thần thoải mái, bọt tổng hợp thì tiện lợi hơn các lựa chọn thay thế khác.

Ghế sofa Mo hướng tới sự nhẹ nhàng trang trọng và mô tả thiết kế hình tròn. Một tính năng đặc biệt đó là những vật liệu tự nhiên và mang tính địa phương. Như là một giải pháp thay thế bền vững, nó được giảm bớt về mặt cấu trúc giúp dễ dàng cho việc sửa chữa, sơn phủ lại và tái sử dụng.

Vải bọc được làm từ các búi lông cừu, trong khi gỗ thông Thụy Sĩ.

Dự án tập trung vào mục thứ 12 của Các mục tiêu phát triển bền vững - SDG12 (Sustainable Developtment Goals), tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, nhằm đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2.Typ A – Sự khám phá các hướng tiếp cận thiết kế đối với vật liệu đất không nung

Sinh viên: Silvana Emmenegger

Người hướng dẫn: Christof Sigerist and Mònica Gaspar

Vật liệu đất, đá được tạo ra trong các hoạt động xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Nó là loại nguyên liệu lớn nhất ở Thụy Sĩ với tốc độ gia tăng hằng năm khoảng 40-60 tấn.

Một phần đáng kể của nó ngày nay được lắng đọng (là trầm tích). Trong quá trình khám phá các hướng tiếp cận thiết kế đối với loại vật liệu ít được sử dụng này, Silvana Emmenegger đã tạo ra một loạt ghế đẩu được tạo ra từ đất nện.

Vật liệu đất không nung – hỗn hợp đất sét, sỏi và cát – được lấy từ nhiều địa điểm xây dựng ở địa phương.

Sử dụng phương pháp đầm, nện đất, chiếc ghế có hình thức như một con dấu, chất lượng của đất được hấp thụ và trở thành một vật dụng hữu ích.

Dự án tập trung vào SDG12 - “sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm”.

3.Nghiên cứu về phát thải tiếng ồn trong vật liệu vải

Sinh viên: Blanca Frei

Người hướng dẫn: Thai Hua and Dr Dagmar Steffen

Các giải pháp dệt vải tiêu âm hầu hết tạo ra những vật thể hai chiều, được thiết kế thuần túy về mặt chức năng.

Các lớp xác định lại ranh giới của vật liệu dệt tiêu âm thông thường và cung cấp một giải pháp dệt  ba chiều có tính nghệ thuật làm giảm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong không gian bán công cộng.

Trong một quy trình phân tích lặp đi lặp lại và hợp tác với Création Baumann*, Blanca Frei đã thiết kế một loại vải dệt với nhiều lớp có khả năng thấm hút.

Phương pháp sản xuất hàng dệt 3D khép kín đã làm biến đổi các vật liệu phế thải và góp phần vào việc sản xuất hàng dệt tiêu âm tiết kiệm nguồn tài nguyên hơn.”

*(Création Baumann là một doanh nghiệp dệt may của Thụy Sĩ có trụ sở chính tại Langenthal)

4.Backkork (vật liệu Cork nung nóng)

Cork là một vật liệu tự nhiên được lấy từ vỏ cây sồi núi, một loại cây sống ở vùng Địa Trung Hải. Vỏ cây sồi núi có một lớp bên ngoài bằng sợi vỏ được gọi là cork, và nó được chúng ta sử dụng để tạo ra các sản phẩm cork như nút bần, nút chai rượu vang. (theo namidori.com)

Sinh viên: Mario Gut

Người hướng dẫn: Florian Hauswirth and Dr Dagmar Steffen

Vật liệu Cork dạng bột thường được liên kết nhau bằng nhựa tổng hợp và được xử lý bằng các kỹ thuật hoàn thiện khử, tạo ra vật liệu đúc.

Bằng cách thử nghiệm các kỹ thuật sản xuất và khuôn đúc, Mario Gut đã thành công tìm ra những phương pháp mới để xử lý vật liệu cork một cách bền vững.

Nguyên liệu thô được xử lý trực tiếp thành dạng cuối cùng mà không cần thêm nhựa tổng hợp, đồng thời đảm bảo độ dẻo của nó.

Tính đa chức năng của Backkork phản ánh khả năng biến đổi của vật liệu với các đặc tính đặc biệt của nó, cả trong nước và trên đất liền.

5. Ephemer và sự phù du của cuộc sống

Sinh viên: Stefan Hensel

Người hướng dẫn: Mònica Gaspar and Florian Hauswirth

Xã hội tiêu dùng là kết quả của sự kết hợp phức tạp giữa mong muốn, các nhu cầu thiết yếu và hàng ngày. Nó là một phần gắn liền với nền văn hóa của chúng ta. Nó gắn kết chặt chẽ với các cấu trúc quyền lực chính trị, kinh tế và xã hội.

Thật khó để thoát ra khỏi quan điểm quen thuộc của chúng ta và xem xét các hoạt động hàng ngày của chúng ta theo một góc nhìn khác.

Trong bối cảnh đó, Stefan Hensel bước ra ngoài khuôn khổ thông thường của nhà thiết kế công nghiệp, sử dụng thiết kế và trình bày bộ sưu tập túi giấy để thu hút sự chú ý đến các khía cạnh vô hình, phù du trong các hành động hàng ngày của chúng ta.

6.Ghế Elif 

Sinh viên: Ömer Karaman 

Người hướng dẫn: Andreas Saxer and Dr Dagmar Steffen

Ghế Elif của Ömer Karaman được thiết kế dành cho những người khuyết tật về thể chất, họ không thể hạ mình xuống đất và chỉ thực hiện cầu nguyện khi ngồi.

Độ nghiêng của mặt ghế và chiều cao tương ứng của ghế mang lại tư thế ngồi thoải mái. Thiết kế thanh mảnh của chiếc ghế cho phép người dùng gia nhập vào các dãy người tham gia cầu nguyện mà không tạo ra khoảng trống cũng như không làm xáo trộn bầu không khí tâm linh trong không gian cầu nguyện.”

7. Vật liệu tái chế từ gốm và thủy tinh

Sinh viên: Patricia Kindler

Người hướng dẫn: Christof Sigerist, Cornelia Gassler and Dr Dagmar Steffen

Gốm sứ là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo và việc khai thác và sản xuất nó tiêu tốn một lượng lớn năng lượng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nó nên được xử lý như rác thải xây dựng hay tái chế sử dụng nó.

Ý tưởng đằng sau dự án này là tái sử dụng gốm sứ vệ sinh làm nguyên liệu thô có giá trị.

Liên quan đến nghiên cứu vật liệu, Patricia Kindler kiểm tra các tiềm năng của loại vật liệu chất lượng cao này và khai thác triệt để các đặc tính về màu sắc, cấu trúc và hình thức ở mức tối đa.

Dưới sự nung đốt ở nhiệt cao, một hỗn hợp gồm rác thải thủy tinh và gốm bị nấu chảy và kết hợp lại với nhau để trở thành vật liệu có thể tái chế. Kết quả cuối cùng là các đồ vật trưng bày khác nhau, phác thảo ra nhiều hình dạng có thể sử dụng được.

8.Dự án Lynx 

Sinh viên: Dominic Krucker

Người hướng dẫn: Christof Sigerist and Dr Dagmar Steffen

Dự án này liên quan đến việc phát triển hệ thống trú ẩn. Nó là sự kết hợp những ưu điểm của lều leo núi thông thường với các đặc tính bền vững của một chiếc lều được làm bằng các vật liệu tự nhiên.

Dominic Krucker tập trung tính bền bỉ và dễ sửa chữa. Một hệ thống trú ẩn đa chức năng có thể sử dụng cho một đến hai người và có khả năng mở rộng theo mô-đun cho các nhóm có quy mô khác nhau.

9.Desaign Process

Sinh viên: Juri Liechti

Người hướng dẫn: Andreas Saxer and Dr Dagmar Steffen

Trí tuệ nhân tạo (AI) là từ thông dụng mới nhất. Các ứng dụng tiềm năng và sự tác động của nó đang được bàn luận rộng rãi và gây tranh cãi. Các ứng dụng mới có tính khả thi được công bố,  đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vai trò của sự sáng tạo. Juri Liechti kết hợp AI vào quá trình thiết kế.

Sử dụng sự phát triển của máy nướng bánh mì, Juri Liechti cố gắng làm quen với AI với tư cách là một cộng sự. Mặc khác kiểm tra xem sự cộng tác này có hoạt động hay không và nó hoạt động như thế nào.

Mục tiêu là khám phá những khả năng và hạn chế cũng như đánh giá tác động đến công việc thiết kế sản phẩm.

Dự án tập trung vào SDG 4 - giáo dục có chất lượng và SDG 9 - công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng.

10.Khử tiếng ồn thị giác (VNC - Visual Noise Cancelling)

Sinh viên: Nils Rolli

Người hướng dẫn: Mònica Gaspar and Christof Sigerist

Dự án giải quyết được vấn đề là làm sao tạo sự gần gũi về mặt thị giác nhưng vẫn có sự riêng tư trong không gian sống chung. Việc ngăn chia phòng cho phép một không gian được phân vùng linh hoạt để làm việc và sinh hoạt theo nhu cầu.

Cốt lõi của thiết kế tối giản này là tạo ra bề mặt dạng vải và mờ đục, ánh sáng có thể xuyên qua. Thiết kế này tạo ra mặt trước và mặt sau mà không làm mất đi ánh sáng ban ngày của căn phòng. 

Lấy cảm hứng từ đồ nội thất có thể điều chỉnh được, đồ vật có thể được định hình để phù hợp với chiều cao căn phòng, nó được kéo dài giữa trần và sàn. 

VNC được hiện thực hóa bằng cách sử dụng các công cụ sản xuất và thiết kế kỹ thuật số. Nó có những đặc tính có thể được sản xuất trên toàn cầu và trong khu vực.

Dự án tập trung vào SDG12 - sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.

11.Part-time Free Time 

Sinh viên: Men Schmidt 

Người hướng dẫn: Andreas Saxer and Mònica Gaspar

Ý tưởng thiết kế: Chiếc ghế là người bạn đồng hành trên con đường đổi mới nội tâm và phát triển cá nhân. Nó lôi cuốn bạn, làm gián đoạn tiến độ công việc của bạn trong giây lát và khiến bạn đắm chìm trong thế giới của sự suy ngẫm và cảm hứng. Một nơi mà bạn tạm dừng công việc và cho phép bản thân tận hưởng một khoảng thời gian ngắn để suy ngẫm và tái tạo năng lượng trong quá trình làm việc.

Đó là một trải nghiệm độc đáo, trong đó tâm trí của bạn “trôi nổi” trong sự cân bằng hài hòa giữa công việc và thiền định. Chiếc ghế trở thành công cụ giúp bạn giải phóng khả năng sáng tạo và khám phá những ý tưởng tiềm năng của chính mình.

Dự án tập trung vào SDG 3 - sức khỏe tốt và hạnh phúc.

12.Oto

Sinh viên: Gian-Andrea Sgier 

Người hướng dẫn: Thai Hua and Dr Dagmar Steffen

Đồ án được thể hiện qua nét đặc trưng của bất kỳ căn hộ sinh viên nào với những chiếc kệ được làm bằng gạch hoặc ván. Bắt nguồn từ cách tiếp cận này, hệ thống kệ-giá treo này được phát triển từ một tập hợp các bộ phận cấu tạo lấy từ cửa hàng DIY.

Sản phẩm tuy đơn giản nhưng vẫn tinh tế nhờ vào sự chế tác tỉ mỉ. Các đặc tính về mặt công năng, xúc giác và thẩm mỹ của bộ sản phẩm này kích thích người dùng thử nghiệm và cá nhân hóa.

Oto là sự phê bình về đồ nội thất gia đình đang được sử dụng quá cứng nhắc, với một số ít chức năng cố định.

Kết quả là một loạt đồ vật được tạo ra, nó có thể chuyển đổi từ những đồ vật đơn giản thành một đồ nội thất có chức năng sử dụng rõ ràng. Loạt đồ vật này có tính sưu tập, trưng bày như bảo tàng. Nó kích thích mọi người suy ngẫm về nhu cầu sử dụng của riêng họ và đặt ra các nghi vấn đối với các hình thức sử dụng truyền thống.

Dự án tập trung vào SDG12.

13.Bánh ngọt số hóa 

Sinh viên: Moana Sofia Sidoti

Người hướng dẫn: Thai Hua and Mònica Gaspar

Các quy trình và thiết bị trong làm bánh ngọt về nhiều mặt tương tự như quy trình và thiết bị làm gốm như cân, trộn, tạo màu, nhào bột, ép đùn, làm bóng, cho vào lò nướng.

Dự án Bánh ngọt số hóa liên quan đến việc số hóa các kỹ thuật, quy trình và tính thẩm mỹ từ việc làm bánh thủ công, thế giới bánh pudding (món tráng miệng). Áp dụng cơ sở dữ liệu được số hoá từ việc làm bánh để sản xuất đồ gốm sứ.

Để làm được điều này, Moana Sofia Sidoti đã phát triển các công cụ có hệ thống nhiều buồng và đầu phun cho máy in gốm. Có vô số khả năng để sản xuất gốm trong lĩnh vực này. Có thể nói kỹ thuật in gốm mở ra những chân trời mới cho việc thiết kế đồ vật một cách sáng tạo.

Dự án tập trung vào SDG12. 

14.Nautilus

Sinh viên: Léon Bolz Trợ giảng: Mònica Gaspar and Thai Hua

Đa dạng sinh học đang giảm xuống trên toàn thế giới là một trong những thách thức lớn nhất về môi trường sinh thái trong những thập kỷ tới. Nó có tác động xấu đến khí hậu cũng như nền tảng bền vững cho cuộc sống.

Các loài xâm lấn như thực vật, nấm hoặc động vật được con người đưa vào môi trường tự nhiên đã xua đuổi các loài khác và lấn chiếm không gian sống của chúng.

Một số loài trong các loài xâm lấn có thể được sử dụng làm thực phẩm như nghêu châu Á. Hiện nay nó là một trong những loài thủy sản xâm lấn phổ biến nhất trên hành tinh.

Léon Bolz đã tạo ra Nautilus như một loại sản phẩm mới, sự kết hợp giữa cái xẻng và vợt lưới bắt cá. Vật này giúp đơn giản hóa việc bắt những con sò xâm lấn và khiến chúng được sử dụng làm thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Dự án tập trung vào SDG 12 - tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm. 

Biên dịch: Anh Tuấn | Theo dezeen

https://interiordaily.vn/2024/08/30/14-du-an-thiet-ke-sinh-vien-tieu-bieu-cua-truong-nghe-thuat-va-thiet-ke-lucerne/?feed_id=5614&_unique_id=66d184568bb85

Comments