"Khắc họa di sản qua đồ nội thất: Sự kiện ra mắt Việt Kia tại Hà Nội"

Chiều ngày 24/9 tại Hà Nội, sự kiện ra mắt thương hiệu nội thất Việt Kia đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ giới chuyên gia văn hóa, nhà thiết kế và kiến trúc sư uy tín. Đây là một sự kiện đánh dấu bước đi chiến lược của Việt Kia trong hành trình xây dựng thương hiệu nội thất mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, nơi mà từng sản phẩm không chỉ là một thiết kế nội thất đơn thuần, mà còn chứa đựng câu chuyện về di sản, về những giá trị truyền thống được truyền tải và nâng tầm thông qua ngôn ngữ thiết kế sáng tạo.

Sự kiện mở đầu với việc đón tiếp khách mời trong một không gian đậm chất Việt. Khách tham dự được hòa mình vào bức tranh làng quê quen thuộc với hình ảnh chõng tre, chạn gỗ, bụi rạ. Khách mời được cảm nhận bức tranh Việt Nam bằng cả 6 giác quan, từ âm thanh là âm nhạc nhã nhạc cung đình Huế và đến khứu giác được cảm nhận mùi hương trầm hương khắp không gian. Đây không chỉ là những yếu tố trang trí thông thường mà còn là biểu tượng cho sự giao thoa giữa nét văn hóa truyền thống và sự hiện đại. Mỗi chi tiết trong không gian sự kiện được thiết kế và bố trí nhằm gợi nhớ về hình ảnh của một Việt Nam xưa, nơi những vật dụng hàng ngày trở thành biểu tượng văn hóa, được tái hiện lại với tinh thần sáng tạo của thời đại.

Một không gian đậm chất văn hóa Việt Nam 

Không gian sự kiện được bài trí tinh tế, với những vật dụng nội thất mang đậm chất văn hóa Việt Nam, từ chõng tre đến chạn gỗ, tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt.

Phần quan trọng của sự kiện là buổi tọa đàm sâu sắc giữa các chuyên gia đầu ngành. KTS Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích, đã chia sẻ những quan điểm mang tính định hướng về việc bảo tồn và phát triển văn hóa Việt trong thiết kế nội thất hiện đại. Ông nhấn mạnh rằng, trong quá trình phát triển, chúng ta không nên chỉ giữ nguyên bản di sản, mà cần biến đổi chúng thành những yếu tố thích ứng với nhu cầu hiện tại mà vẫn không làm mất đi giá trị cốt lõi. Điều này thể hiện qua các sản phẩm nội thất của Việt Kia – nơi mà từng chi tiết, từng đường nét của sản phẩm đều chứa đựng những yếu tố truyền thống, nhưng được thể hiện một cách mới mẻ và tinh tế, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Cùng tham gia tọa đàm, ông Lê Bá Ngọc - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam - đã cung cấp góc nhìn thực tế về việc đưa di sản văn hóa vào sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ông cho rằng, để các sản phẩm nội thất Việt có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngoài việc chú trọng vào thiết kế sáng tạo, chúng ta cần phải làm nổi bật được câu chuyện văn hóa và lịch sử đứng sau mỗi sản phẩm. Đây là yếu tố tạo nên giá trị khác biệt và sức hút riêng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam, từ đó giúp chúng đứng vững trên thị trường thế giới.

Các chuyên gia và nhà thiết kế tham gia tọa đàm, thảo luận sôi nổi về việc bảo tồn di sản văn hóa trong thiết kế nội thất hiện đại, thể hiện sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

Không khí của buổi tọa đàm càng thêm sôi động khi các chuyên gia kiến trúc, trong đó có KTS Lê Trương - Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam, và KTS Vũ Hoàng Sơn - đại diện văn phòng thiết kế VUUV, tham gia thảo luận về thách thức và cơ hội trong việc giữ gìn di sản văn hóa trong thiết kế nội thất. Các chuyên gia đồng tình rằng, việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn hóa truyền thống với yêu cầu thiết kế đương đại là một bài toán khó, nhưng lại đầy tiềm năng. Những thách thức đến từ việc bảo tồn nguyên bản các yếu tố văn hóa trong khi vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ và thị trường. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để các nhà thiết kế thể hiện sự sáng tạo, biến những di sản quý báu thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sản phẩm nội thất mới.

Khách mời trong không gian sự kiện  

Phát biểu tại sự kiện, CEO Nguyễn Phương Chi - đại diện thương hiệu Việt Kia - đã chia sẻ tầm nhìn và triết lý của thương hiệu: “Việt Kia không chỉ tạo ra những sản phẩm nội thất đơn thuần, mà chúng tôi còn mong muốn đưa khách hàng vào một hành trình khám phá văn hóa, nơi mà mỗi sản phẩm đều là một sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản và sáng tạo.” Lời phát biểu của bà Nguyễn Phương Chi không chỉ thể hiện khát vọng phát triển bền vững của Việt Kia mà còn phản ánh cam kết của thương hiệu trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ thiết kế.

CEO Nguyễn Phương Chi phát biểu tại sự kiện, chia sẻ tầm nhìn của Việt Kia về việc kết nối văn hóa và di sản qua từng sản phẩm nội thất.

Điểm nhấn không thể bỏ qua của sự kiện là màn giới thiệu bộ sưu tập nội thất tiêu biểu được Việt Kia sắp xếp như một triển lãm thực thụ với bốn sản phẩm độc đáo: Chạn, Chõng, King Chair và Queen Chair. Mỗi sản phẩm trong bộ sưu tập đều mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu hiện đại và các yếu tố văn hóa truyền thống. Chẳng hạn, chiếc chõng – một vật dụng quen thuộc trong đời sống người Việt xưa – đã được biến hóa với những chất liệu và thiết kế mới, nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của sự đơn giản, mộc mạc. King Chair và Queen Chair, với sự tinh xảo trong từng chi tiết, thể hiện sự hòa quyện giữa thẩm mỹ hiện đại và sự trang trọng, cao quý của những yếu tố văn hóa cổ truyền. Đây là minh chứng rõ nét cho triết lý thiết kế của Việt Kia – một sự pha trộn giữa truyền thống và đương đại, giữa di sản và sự đổi mới.

Bộ sưu tập nội thất được giới thiệu như một triển lãm thực thụ, với những sản phẩm độc đáo thể hiện sự hòa quyện giữa chất liệu hiện đại và các yếu tố văn hóa cổ truyền

Sự kiện đã khép lại trong không khí ấm cúng và trang trọng, để lại trong lòng khách mời những cảm xúc lắng đọng về hành trình khám phá văn hóa thông qua thiết kế nội thất. Việt Kia đã không chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm mới, mà còn mang đến một cái nhìn sâu sắc về giá trị văn hóa và di sản dân tộc trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Sứ mệnh của Việt Kia là tiếp tục đưa di sản văn hóa Việt ra thế giới, thông qua những sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao, vừa giàu giá trị văn hóa, mở ra một chương mới đầy triển vọng cho ngành nội thất Việt Nam.

https://interiordaily.vn/2024/09/26/khac-hoa-di-san-qua-do-noi-that-su-kien-ra-mat-viet-kia-tai-ha-noi/?feed_id=5959&_unique_id=66f506da23a29

Comments